Sự khác biệt giữa Môi Giới Bán và Môi Giới Mua trong BĐS

Tại sao mọi người quan tâm đến sự khác biệt giữa Môi Giới Bán và Môi Giới Mua? Bởi vì họ sẽ khó có khả năng đạt được mục đích giao dịch nếu không tìm được đúng loại môi giới tương ứng, đặc biệt nếu họ đang bán hoặc mua căn nhà đầu tiên của mình.

Bài viết này có thể cung cấp cho bạn một chút tự tin khi bạn sắp sửa tìm kiếm một nhà môi giới để làm việc cùng mình và không khó để phân biệt giữa hai khái niệm Môi Giới Bán và Môi Giới Mua. Chỉ cần nhớ đơn giản là:

  • Môi giới bán: Giúp bạn định giá, tiếp thị và bán căn nhà hiện tại của bạn.
  • Môi giới mua: Giúp bạn tìm kiếm, đàm phán và mua nhà mới.
cac-loai-moi-gioi

Tìm hiểu về hai hình thái khác nhau của môi giới

Môi giới bán

Theo như tên gọi, một môi giới bán sẽ giúp gia chủ định giá tài sản để bán, họ đóng vai trò thay mặt cho chủ sở hữu tài sản.

Bởi vì khách hàng của nhà môi giới trong trường hợp này là người bán trong giao dịch bất động sản, nên họ được gọi là môi giới bán.

Nhưng vai trò của một môi giới bán thường không chỉ đơn thuần là giúp người bán bán được nhà, công việc của họ còn phức tạp hơn thế rất nhiều: họ đại diện cho chủ sở hữu qua từng bước của quy trình bán, từ đăng tin tài sản lên để bán cho đến khi chốt giao dịch và giao chìa khóa nhà cho người mua.

Các môi giới bán có nhiều kiến ​​thức thị trường và kinh nghiệm thực tế cho phép họ đánh giá khi nào nên đăng bán tài sản, cách tiếp thị và yêu cầu bán bao nhiêu để tối đa hóa lợi nhuận của bất động sản cùng lúc giảm thiểu thời gian “treo” bất động sản.

Thông thường, người bán sẽ ký với các môi giới bán một thỏa thuận về tính độc quyền của môi giới đó trong việc thay mặt họ bán nhà, và người môi giới bán đó cũng là người duy nhất được trao hoa hồng sau khi bán nhà xong. Đổi lại, môi giới bán có nghĩa vụ quan sát thị trường, xây dựng chiến lược bán giúp người bán thu về lợi nhuận cao nhất.

cac-loai-moi-gioi-1

Môi giới bán cần làm gì để giúp gia chủ bán được nhà?

Cung cấp kiến ​​thức chuyên môn về thị trường nhà đất địa phương: Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc bán nhà, rất có thể bạn đã lâu không theo dõi thị trường bất động sản. Một môi giới bán tốt có sự hiểu biết mạnh mẽ về các lĩnh vực họ phục vụ và tình trạng của thị trường nhà ở nói chung. Kiến thức của họ là những gì cho phép họ thực hiện phân tích thị trường, đưa ra so sánh, tạo tiền đề cho toàn bộ chiến lược bán hàng của bạn.

Định giá tài sản để bán: Định giá chính xác tài sản có lẽ là vai trò quan trọng nhất của người môi giới bán. Nếu giá quá cao, tài sản có thể rơi vào trạng thái “treo” mòn mỏi trên thị trường và trông không hấp dẫn đối với khách hàng tiềm năng. Và nếu giá quá thấp, tài sản sẽ bán với giá thấp hơn giá trị của nó và làm giảm lợi nhuận của người bán. Nhưng khi giá bán ở mức vừa phải, tài sản nên được bán ngay để thu về lợi nhuận tối đa và thời gian chờ bán tối thiểu.

Tiếp thị, quảng cáo tài sản để bán: Các môi giới bán biết cách để thu hút những người mua tiềm năng. Họ có thể đề nghị sửa chữa, tân trang lại ngôi nhà trông một thời gian ngắn để bất động sản trông hấp dẫn hơn. Họ có thể lập một bảng thuyết trình về bất động sản mà họ thay mặt gia chủ bán, vì các ngôi nhà được dàn dựng  kỹ lưỡng và được thuyết trình bài bản dưới nhiều hình thức như trình chiếu, porfolio,… sẽ được bán với giá trung bình cao hơn 17% so với các ngôi nhà khác không được dàn dựng. Cuối cùng, các môi giới bán có thể phối hợp chụp ảnh và quảng cáo chuyên nghiệp mang lại lợi thế cạnh tranh trên các trang web chuyên đăng tin bất động sản.

Tổ chức mở bán nhà: Mang đến những người mua tiềm năng là cách tốt nhất để bán một ngôi nhà, và các môi giới bán dành những ngày cuối tuần của họ để làm việc đó. Tại một ngôi nhà đang mở bán, các môi giới bán sẽ trình bày, nhấn mạnh về các điểm mạnh của nhà để làm cho người mua tiềm năng được thu hút. Môi giới bán cũng biết tất cả các thông tin cần thiết về mặt pháp lý để tư vấn cho người mua tiềm năng.

Sàng lọc người mua tiềm năng: Các môi giới bán biết cách làm việc và đàm phán khi giao dịch với những thợ săn nhà. Một môi giới bán tốt sẽ sàng lọc người mua tiềm năng bằng cách kiểm tra điểm tín dụng, phê duyệt trước thế chấp và muốn đảm bảo rằng tài sản đang được bày bán một cách nghiêm túc, và cần người mua thiện chí.

Thương lượng thay mặt cho người bán: Để mua một ngôi nhà, người mua không chỉ có tiền là đủ. Một môi giới bán thường thay gia chủ gặp gỡ chủ nhà tương lai để đàm phán về các vấn đề khác như: ngày đóng giao dịch, mức hoa hồng, các thông tin dự phòng,… Và ngay cả khi hai bên đã có chung tiếng nói, việc tiến hành bán tài sản cũng cần chúng ta phải trải qua một loạt các nghĩa vụ pháp lý và giám định khả năng tài chính. Một môi giới bán sẽ xử lý tất cả các thủ tục giấy tờ này theo cách bảo vệ tốt nhất lợi ích của người bán.

Giúp làm giấy tờ và đóng giao dịch: Môi giới bán có kinh nghiệm sẽ giúp bạn xử lý trơn tru các loại tài liệu pháp lý, hợp đồng và thủ tục thuế để đảm bảo bạn không vô tình bỏ qua một chi tiết quan trọng có thể dẫn đến một cuộc kiểm toán hoặc vụ kiện sau khi đóng giao dịch.

Môi giới mua

Môi giới mua là người giúp những khách hàng đang tìm kiếm căn nhà tương lai có thể mua được nhà với mức giá tốt nhất, nhanh chóng nhất và suôn sẻ nhất.

Cũng như khi làm việc với môi giới bán, những khách hàng của môi giới mua (tức những người tìm mua nhà) sẽ ký kết một bảng thỏa thuận rằng họ sẽ đảm bảo mọi quyền lợi độc quyền cho môi giới mua khi làm việc giúp họ.

Điều đó có nghĩa là theo luật, môi giới mua cũng phải trung thành với lợi ích tốt nhất của người mua, tiết lộ tất cả thông tin thích hợp, hành động tự tin và – tất nhiên – thương lượng giá tốt nhất cho họ.

Môi giới mua cần làm gì để giúp người mua sớm mua được nhà?

Giúp người mua củng cố tài chính: Để chứng minh cho người bán rằng họ nghiêm túc muốn mua nhà và có khả năng mua nhà, nhiều người mua phải tìm đến các môi giới mua để xử lý các thủ tục, giấy tờ liên quan đến tài chính. Môi giới mua có thể kết nối người mua với các tổ chức tín dụng, cho vay đáng tin cậy trước khi họ đi gặp người bán. Sự hỗ trợ tài chính này sẽ đảm bảo rằng khi người mua sẵn sàng đưa ra lời đề nghị mua nhà, họ có thể thực hiện nhanh chóng và tự tin.

Khám phá các tài sản mới: Các môi giới mua thường có một mạng lưới các đồng nghiệp môi giới với rổ hàng khổng lồ. Tận dụng lợi thế này, họ có thể chọn ra các tài sản phù hợp nhất cho khách hàng của họ và đẩy nhanh hành trình săn nhà của họ.

Đưa khách hàng đi xem nhà để mua: Đây là vai trò dễ thấy nhất của một môi giới mua: đưa khách hàng của họ đi xem các bất động sản tiềm năng. Ở đây, các môi giới mua sẽ đưa khách hàng của họ đi một “tour du lịch” với đầy đủ các phân tích khách quan để khách hàng hiểu được đâu là ngôi nhà nên mua.

Đảm bảo các thuộc tính ngang bằng: Các môi giới mua có kiến ​​thức chuyên sâu về thị trường nhà đất như các môi giới bán và họ hiểu liệu một tài sản có được định giá đúng hay không và làm thế nào để tăng – giảm giá trị theo thời gian . Và trước khi một thỏa thuận diễn ra, môi giới mua sẽ sắp xếp một cuộc kiểm tra thích hợp và nhấn mạnh rằng người bán sẽ chi trả các khoản phí sửa chữa cần thiết, tu bổ nhà cần thiết.

Thay mặt cho người mua: Môi giới mua đóng vai trò là đại diện pháp lý khách quan cho người mua và chịu trách nhiệm trình bày các đề nghị và phản hồi từ người bán. Ngoài sự hiểu biết sâu sắc về quy trình đóng giao dịch – và tất cả các khoản chi phí phát sinh và các vấn đề pháp lý đi kèm – các môi giới mua có khả năng đàm phán trung lập, giúp người mua đạt đầy đủ quyền lợi của mình.

Giúp làm giấy tờ và đóng giao dịch: Mua nhà là một quá trình phức tạp. Nó liên quan đến một số lượng lớn giấy tờ, tài liệu pháp lý. Môi giới mua có nhiều kinh nghiệm về thủ tục giấy tờ, các quy định pháp lý khác trong quá trình mua nhà. Họ sẽ giúp đảm bảo việc đóng giao dịch của bạn diễn ra suôn sẻ và bạn không gặp phải bất ngờ hay khó chịu nào về sau.

cac-loai-moi-gioi-2

Liệu một người có thể cùng lúc làm môi giới bán và môi giới mua?

Với vai trò là môi giới bán, nhiệm vụ của bạn là thu hút người mua thông qua việc làm tiếp thị chính ĐĂNG BÁN mà bạn đang đại diện.

  • Đối tượng tiếp thị: Người mua.
    Khách hàng: Người bán/ Chủ đầu tư.
    Mục tiêu: Có được giao dịch trên đăng bán, dự án đăng bán mà bạn đại
    diện.

Trong trường hợp, việc Đăng Bán của bạn không đáp ứng được nhu cầu của người mua, vậy bạn có nên tìm kiếm một Đăng Bán khác với đầy đủ sản phẩm đáp ứng theo nhu cầu của người mua đó?

Câu trả lời là không! Vì điều này làm bạn sao nhãng trong việc mà bạn đã cam kết. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình làm việc cũng như uy tín trong công việc của bạn.

Vậy bạn có thể làm gì? Hãy chuyển sang cho môi giới mua, đồng nghiệp trong khu vực để họ có thể đại diện đi tìm kiếm căn hộ thật sự phù hợp cho khách mua này.

Với sự phân biệt như vậy, chúng ta có thể trả lời cho câu hỏi khi đại diện cho một Đăng Bán, người môi giới sẽ định vị mình như thế nào.

Lưu ý: Có thể cán cân sẽ thay đổi nếu như bạn đăng bán nhưng không được đại diện/ độc quyền như định nghĩa của việc trở thành môi giới bán. Trong trường hợp đó, rất có thể bạn xem đăng bán mình không đại diện như một trong những đăng bán để khách hàng lựa chọn. Vì vậy, khi đó bạn được coi là môi giới mua với nhiệm vụ tìm sản phẩm đăng bán phù hợp nhất cho khách hàng.

Bạn là môi giới bán hay môi giới mua?

Mặc dù nghe có vẻ khá phức tạp để phân biệt giữa hai khái niệm môi giới bán và môi giới mua, tuy vậy, nếu bạn đã có ý định bén duyên với nghề môi giới, thì không có gì là giới hạn về chức năng của bạn. Bạn có thể đồng thời là môi giới bán hay môi giới mua, hoặc chọn chuyên sâu về một lĩnh vực duy nhất. Hãy xem xét những thế mạnh, điểm yếu của mình, xem độ thích hợp của mình đối với vị trí môi giới bán hay môi giới mua sẽ cao hơn, để đưa ra quyết định làm nghề đúng đắn nhất bạn nhé!

Nguồn sưu tầm